Tìm Hiểu Về Cây Trà Xanh | Đặc Điểm Thân, Rễ, Cành, Hoa & Lá

   Cây trà xanh là loại cây tạo ra các sản phẩm trà phổ biến hiện nay như: trà Thái Nguyên, trà Olong, các loại trà ướp hoa và trà đen,…Cây trà đem lại không chỉ những giá trị về mặt kinh tế mà còn góp phần làm cho văn hóa thưởng trà tại nhiều nước phát triển và mở rộng hơn. Chúng ta cùng tìm hiểu về cây trà xanh qua bài viết dưới đây của traxanh.info nhé! 

Cây trà xanh là gì?

   Cây trà xanh là một loại cây công nghiệp rất phổ biến tại Việt Nam, ngoài Bắc loại cây này có tên gọi khác là cây chè, còn tên khoa học của nó là Camellia sinensis. Cây trà xanh được dùng để làm nguyên liệu sản xuất nhiều loại trà như: trà xanh, trà olong, trà đen, trà ướp hoa,… Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng lá trà xanh tươi bằng việc nấu nó lên. 

Cây trà xanh

Cây trà xanh

Nguồn gốc cây trà xanh có từ đâu?

Cây chè xanh có nguồn gốc từ Châu Á, ngày nay nó đã được nhân rộng và trồng có nhiều nơi trên Thế Giới vì loại cây này đem lại giá trị kinh tế rất tốt.

Phân bố cây chè xanh trên Thế Giới

   Cây chè xanh được trồng ở những vùng, quốc gia có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Những nước trồng nhiều trà có thể kể đến như: Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Ấn Độ, Nga, Việt Nam, Campuchia, Sri Lanka,…Với mỗi quốc gia thì đều có những sản phẩm trà đặc trưng khác nhau và văn hóa thưởng trà khác nhau tạo nên một văn hóa uống trà rất đa dạng trên thế giới.

Trà Đài Loan

Đài Loan là một trong những nơi trồng trà xanh nổi tiếng

Đặc điểm thực vật học của cây trà xanh

Rễ cây trà xanh

   Rễ của cây trà xanh thuộc dạng rễ chùm bao gồm các rễ:  rễ trụ, rễ bên và rễ hấp thu. Rễ cây chè ăn sâu xuống đất khoảng 1m, những nơi có đất tơi xốp thì có thể ăn sâu từ 2-3m. Cấu trúc và hình thái của bộ rễ chè còn phụ thuộc vào kiểu giống cây, tuổi thọ cây, đất đai trồng và phương thức trồng trọt. 

Hình ảnh rễ cây trà xanh

Hình ảnh rễ cây trà xanh

Thân cây chè xanh

   Cây trà xanh là dạng cây thân gỗ, có một thân chính nhiều cành mọc xung quanh tạo thành tán. Tùy vào loại chè mà còn có những loại thân bụi hoặc thân nhỡ. Cành chè do các mầm phá triển thành, mỗi cành chè đều có nhiều đốt.

Lá chè xanh (búp chè xanh)

   Lá chè xanh mọc trên những cành chè và mọc tại những đốt trên cành. Lá trà có hình bầu dục, có gân ở giữa, bên rìa lá mọc thành hình răng cưa. Người ta dựa vào lá trà để phân biệt các loại giống thông qua những đặc điểm như: gân lá, hình dạng răng cưa của lá. Lá trà có các dạng như: 

  • Lá vẩy ốc
  • Lá mẹ
  • Lá cá
  • Lá thật
  • Tôm chè
Lá trà xanh

Lá trà xanh

   Còn búp chè là một đoạn cành non nhất nằm phía trên cùng bao gồm tôm chè và 2-3 lá non phía bên dưới. Đây cũng là yếu tố để phân biệt phẩm chất của mỗi loại trà khác nhau khi sản xuất. Búp chè to hay nhỏ phụ thuộc vào từng giống chè và phương thức canh tác, chăm sóc. 

Hoa trà xanh

   Hoa chè xanh có màu trắng, nhụy hoa vàng, đường kính từ 2- 4 cm, mỗi bông hoa có khoảng 7 cánh. Nụ hoa được hình thành từ tháng 6 và nở rộ vào tháng 11- 12. 

Hoa trà xanh

Hoa trà xanh

Quả trà xanh

   Quả trà xanh thuộc loại quả nang. Mỗi quả sẽ có nhiều hạt được đựng trong mỗi vách ngăn mỏng. Quả trà sẽ có màu xanh, vỏ dày và cứng, khi chín sẽ chuyển sang màu nâu. Hạt chè cũng vỏ dày, cứng bên ngoài để bao phủ nhân bên trong, lớp vỏ này có màu nâu sậm.

Quả trà xanh

Quả trà xanh

Trà xanh có vị gì?

   Trà xanh là loại trà được sản xuất từ những búp và lá non của cây trà và chưa trải qua những quá trình oxy hóa (đây là cách sản xuất trà đen và trà olong). Trà xanh có vị khác với những loại trà đen hay olong, trà thường có vị chát nhẹ, hậu vị ngọt thanh và sâu có thể kèm theo vị ngậy nếu phẩm trà tốt.  Hương trà xanh thơm mùi hương cốm non thanh tao, hương của mùi lúa non thoang thoảng dịu nhẹ. Màu nước trà sau khi pha sẽ có màu vàng cốm (vàng vàng xanh xanh), sắc nước trong. 

Vị trà xanh

Vị trà xanh khác biệt hoàn toàn với trà đen hay trà olong

Trồng, thu hoạch và chế biến trà xanh

   Cây trà xanh được trồng để thu hái búp trà làm nguyên liệu sản xuất chè khô. Đây là loại cây sinh trưởng tốt tại những vùng đồi núi thấp, độ dốc vừa phải, có khí hậu nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Để trồng được cây trà xanh một cách tốt nhất chúng ta cần lưu ý một số vấn đề sau: 

Chọn giống

   Chè là loại cây lâu năm, trồng 1 lần sẽ cho thu hoạch 30 – 40 năm hoặc hơn. Vì vậy việc chọn giống cần phải làm kĩ lưỡng ngay từ ban đầu. Bạn nên chọn giống trà có thể phát triển, sinh trưởng tốt trong điều kiện đất đai tại địa phương và cho năng suất cao, chọn các giống trà chất lượng để đáp ứng nhu cầu sản xuất các loại trà cao cấp như: trà đen, olong, trà xanh,…

Chọn giống phù hợp với điều kiện tại địa phương

Chọn giống phù hợp với điều kiện tại địa phương

   Chọn những giống có thể chống chịu với điều kiện ngoại cảnh tốt, ít sâu bệnh, có hàm lượng tanin, chất hòa tan cao.

Xem thêm: Kỹ Thuật Trồng Chè Xanh Quy Mô Lớn & Trồng Trà Xanh Trong Chậu Tại Nhà

Chọn đất

   Để chọn đất thích hợp với cây chè bạn nên chọn những nơi có độ dốc 8 – 10 độ, tối đa 25 độ, có tầng canh tác dày, mực nước ngầm sâu, giàu mùn và chất dinh dưỡng, có độ pH 4,5 – 6. Sau đó sẽ tiến hành làm đất, đào thành những luống có độ sâu khoảng 40cm, thực hiện bón lót bằng phân chuồng ủ trước khi đem cây gieo trồng. 

Kỹ thuật trồng chè 

    • Thời vụ: thời gian trồng chè thích hợp nhất vào tháng 10 và 11
    • Mật độ trồng: Cái này ảnh hưởng trực tiếp tới nâng suất và sự phát triển của cây trồng. Việc phân bổ mật độ cây trồng còn phụ thuộc vào địa hình nơi trồng trọt, nếu độ dốc vừa thì mật độ khoảng 1,5m/cây, ở nơi ít dốc, dốc thấp thì khoảng cách cây với cây khoảng 40cm, trường hợp trồng bằng cành thì nên để khoảng cách 60cm. 
    • Cách gieo: Gieo bằng hạt thì mỗi hố để khoảng 5 hạt, còn nếu trồng bằng cây con thì trồng khoảng 2 cây một hố sau đó lấp đất lên. Nếu trời không mưa phải tưới nước để cho hạt nhanh nảy mầm.
    • Cách chăm sóc: 

   Đầu tiên, cần kiểm tra những cây bị chết và dặm kịp thời những cây trồng khác để đảm bảo tiến độ chung của vườn trà. Có thể dặm bằng hạt hoặc cây con, phải chú ý chăm sóc tốt cây dặm. 

Dặm lại những cây trà bị chết

Dặm lại những cây trà bị chết

   Phòng trừ cỏ dại: Các loại cỏ chính có thể kể đến như: Cỏ chỉ, rau rệu, bài ngài, cỏ trứng ếch, cỏ tranh, cỏ gấu, cỏ tế, cỏ bòng bong, dương xỉ, cây trinh nữ,…Có thể tiêu diệt chúng bằng việc xới đất nhiều lần, trông xen canh để phủ đất hoặc sử dụng các loại thuốc trừ cỏ để loại bỏ. 

   Sau khi làm cỏ 4-5 ngày thì tiến hành bổ sung, tấp tủ bằng cây phân xanh để che nắng cho gốc cây không bị khô và khi cây phân hủy có thể tăng độ mùn của đất. Khi cây chè cao 0,5m thì bắt đầu cắt ngang cách gốc 20cm để cây mọc nhiều nhánh hơn.

   Bón phân thúc: mục đích của việc bón phân thúc là để cây phát triển nhanh hơn, cho nhiều cành và lá, góp phần mở rộng tán cây giúp cho sản lượng sau này sẽ cao hơn. 

Bón phân thúc để cây trà phát triển nhanh hơn

Bón phân thúc để cây trà phát triển nhanh hơn

Thu hoạch và chế biến trà xanh

   Chè xanh sẽ được thu hái vào ngày có thời tiết khô ráo để tránh cho chè bị ẩm trong quá trình vận chuyển, quy cách hái tùy vào loại chè nhưng sẽ búp non và các lá non liền kề để cho sản phẩm có chất lượng tốt nhất.

   Chè trong quá trình vận chuyển về nơi sản xuất phải được đựng trong các bao sạch, không nhồi nhét tránh dập nát lá chè và không được để chè ngoài nắng quá lâu ngoài nắng sau khi thu hái và vận chuyển, để tránh làm thay đổi tính chất hóa học của chè.

Thu hoạch trà xanh

Thu hoạch trà xanh

Quy trình chế biến trà xanh trải qua nhiều 5 bước khác nhau, để tìm hiểu kĩ hơn về quy trình sản xuất, chế biến trà xanh mời bạn đọc tham khảo bài viết: Quy Trình Sản Xuất Chè Xanh

Thành phần hóa học có trong cây trà xanh

   Trà là một loại thức uống rất tốt cho sức khỏe bởi trong trà xanh có chứa nhiều loại chất mà cơ thể của chúng ta cần. Sử dụng trà thường xuyên cực kì có lợi và đem lại những giá trị tích cực không chỉ về mặt tinh thần và còn về các bệnh lý khác nhau. 

Thành phần hóa học của trà xanh

Thành phần hóa học của trà xanh

Những thành phần có trong trà xanh bao gồm: 

  • Nước
  • Hợp chất Phenol
  • Caffeine
  • L-theanine
  • Carbohydrates
  • Các chất màu
  • Vitamin và khoáng
  • Enzyme
  • Lipopolysaccharide

   Để tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề này bạn có thể tham khảo bài viết chuyên sâu hơn tại đây: Thành Phần Hóa Học Của Trà Xanh

Tác dụng của cây trà xanh với sức khỏe

   Với những thành phần hóa học có lợi thì những công dụng mà trà xanh đem lại là không hề ít. Sau đây là những công dụng phổ biến của trà xanh đối với sức khỏe: 

  • Công dụng thanh nhiệt, giải độc
  • Tác dụng của chè xanh giúp làm chậm tiến trình lão hóa
  • Uống nước chè xanh giúp ổn định huyết áp
  • Uống nước chè giúp ngừa bệnh ung thư
  • Công dụng giúp sảng khoái, giảm buồn ngủ của chè xanh
  • Giảm cholesterol & hỗ trợ giảm cân
  • Tác dụng tăng cường sức đề kháng 
  • Uống chè xanh tốt cho gan, thải độc gan
  • Tốt cho người bệnh tiểu đường
  • Hỗ trợ tăng cường trí nhớ
  • Công dụng của chè xanh chữa bệnh lỵ
  • Chè xanh ngừa các bệnh ngoài da rất tốt
Trà xanh có rất nhiều công dụng cho sức khỏe

Trà xanh có rất nhiều công dụng cho sức khỏe

   Trên đây là bài viết tổng quan về cây trà xanh, những đặc điểm của loại cây này cũng như những vấn đề xung quanh nó. Hi vọng bài viết sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát và hiểu rõ hơn về cây trà xanh.